Trẻ khò khè sổ mũi khiến nhiều mẹ lo lắng không biết con mình có đang gặp vấn đề gì liên quan đến sức khỏe hay không? Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra, thở khò khè có thể do con bị hen phế quản, viêm phế quản, tim bẩm sinh, trào ngược dạ dày thực quản. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ có cách xử lý cho tình trạng thở khò khè sổ mũi ở trẻ.
Trẻ không ho nhưng khò khè là biểu hiện của nhiều tình trạng khác nhau trong cơ thể trẻ, một nguyên nhân hay gặp nhất ở trẻ là trẻ khò khè không ho là do trào ngược dạ dày thực quản.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng này như trẻ bị nghẹt mũi, tim bẩm sinh, hen suyễn, hen phế quản. Đây được coi là những bệnh nguy hiểm cần can thiệp y tế ở trẻ, do vậy nếu mẹ phát hiện con có các biểu hiện khò khè không rõ nguyên nhân cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm nguyên nhân gây khò khè ở trẻ.
Khi thời tiết trở lạnh và hanh khô cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ khò khè sổ mũi.
Trẻ được cho là thở khò khè nếu trẻ có các dấu hiệu sau:
Nếu tình trạng trẻ bị thở khò khè như có đờm ở giai đoạn đầu không quá nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ khi cha mẹ không quá lo lắng mà cần bình tình để xử trí, nhưng nếu cha mẹ chủ quan và để tình trạng này kéo dài thì sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Những bất thường này của hệ hô hấp có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm do sức đề kháng lúc này của trẻ còn quá yếu. Chính vì vậy, khi trẻ gặp các dấu hiệu như trẻ bị ho, khó thở, trẻ thở khò khè, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Tùy vào từng trường hợp của trẻ, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cho trẻ để có thể đưa ra kết quả chẩn đoán cuối cùng. Sau đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho trẻ, đồng thời hướng dẫn cha mẹ cách tốt nhất để chăm sóc trẻ trong giai đoạn vô cùng nhạy cảm này. Cha mẹ cần tuân thủ theo đúng các chỉ dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp con được đưa vào bệnh viện khi đã muộn, lúc này tình trạng trẻ khò khè sổ mũi, ho đã trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng nhất định đến hệ hô hấp của trẻ. Tình trạng này của trẻ khiến việc điều trị khó khăn hơn, vì thế cha mẹ cần lưu ý và nhanh chóng đưa trẻ đi khám nếu trẻ gặp những tình trạng sau:
Với những trường hợp không quá nghiêm trọng, trẻ có thể được điều trị tại nhà theo đơn thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn thì các bác sĩ sẽ yêu cầu nhập viện để theo dõi thường xuyên hơn và có thể kịp thời xử lý nếu xảy ra bất thường.
Đối với những trẻ khò khè sổ mũi nhất là vào thời điểm giao mùa, cha mẹ nên tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh hơn không còn gặp phải tình trạng thở khò khè nữa. Khi trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, trẻ sẽ không mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, từ đó giảm các triệu chứng khiến trẻ khó chịu.