Lý giải tạo sao trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

13/12/2024 Tác giả: DK Pharma Chuyên gia tham vấn: Vũ An Phượng

Các bậc cha mẹ thường nghĩ rằng tình trạng nghẹt mũi là do mũi tiết ra nhiều dịch khiến trẻ khó thở, tuy nhiên có một số trường hợp trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Trên thực tế, tình trạng nghẹt mũi diễn ra không phải hoàn toàn do dịch tiết mũi quá nhiều gây tắc nghẽn đường thở mà do mũi có cấu tạo bao gồm cuốn mũi, đây là bộ phận dễ kích ứng khi gặp các tác nhân gây bệnh. Điều này khiến cuốn mũi sẽ sưng lên làm mũi bị nghẹt. Ngoài ra, một số bệnh lý về mũi cũng là nguyên nhân khiến mũi bị nghẹt. 

Bé gái bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Bé gái bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi do cảm cúm, cảm lạnh

Hầu hết mọi trường hợp nghẹt mũi đều liên quan đến cảm cúm, cảm lạnh. Nếu trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi, kèm theo các triệu chứng như ho, hắt hơi, đau đầu, đau họng, sốt,… thì có thể trẻ đang bị cúm hoặc cảm lạnh thông thường. 

Khi cơ thể bị xâm nhập bởi virus và vi khuẩn gây bệnh, các mô ở mũi sẽ phản ứng lại bằng cách sưng lên và phản ứng lại với tình trạng nhiễm trùng dẫn đến nghẹt mũi. Thông thường, tình trạng cảm cúm thường khiến trẻ bị chảy nước mũi, tuy nhiên khi mũi bị nghẹt và dịch quá đặc khiến nước mũi không thể thoát ra ngoài được. Biện pháp lúc này là cha mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên, loại bỏ dịch đọng,  tránh gây viêm nhiễm nặng dẫn tới viêm xoang hoặc viêm tai giữa. 

Mũi trẻ bị nghẹt do cảm lạnh, cảm cúm

Mũi trẻ bị nghẹt do cảm lạnh, cảm cúm

Trẻ bị viêm mũi dị ứng gây nghẹt mũi

Một nguyên nhân phổ biến khác mà trẻ em hay gặp là viêm mũi dị ứng. Một số tác nhân gây dị ứng ở trẻ như lông động vật, phấn hoa, bụi,… Các tác nhân này khi đi vào cơ thể sẽ gây ra các phản ứng quá mẫn như hắt hơi, sổ mũi, viêm mũi, nghẹt mũi,… Tương tự như nghẹt mũi do cảm cúm, các tác nhân này sẽ kích ứng mô mũi và khiến cuốn mũi sưng lên đồng thời mũi bị nghẹt và ngăn các dịch chảy ra ngoài. 

Viêm mũi di ứng cũng là lý do khiến mũi trẻ bị nghẹt

Viêm mũi di ứng cũng là lý do khiến mũi trẻ bị nghẹt

Trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi do viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng viêm sau khi trẻ mắc các chứng viêm mũi do cảm lạnh hoặc dị ứng kéo dài. Ngoài ra, một số bệnh lý như polyp mũi cũng có thể dẫn tới viêm xoang. Nhiễm trùng xoang có thể khiến các mô trong xoang bị viêm, sưng tấy, điều này khiến trẻ bị nghẹt mũi, đồng thời cản trở sự thoát dịch nhầy qua mũi. Viêm xoang thường đi kèm với đau họng, ho do chảy mũi sau, sốt, nhức đầu, mệt mỏi và hơi thở có mùi. 

Có dị vật trong mũi khiến mũi trẻ bị nghẹt nhưng không chảy nước mũi 

Trẻ nhỏ rất hay tò mò và những đồ vật nhỏ thường bị trẻ nhét vào các hốc tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là mũi. Tình trạng này ngăn cản đường thở của trẻ khiến trẻ bị nghẹt mũi và không có nước mũi. Nếu không được lấy dị vật ra kịp thời có thể khiến mũi trẻ bị viêm dẫn tới đau, sốt, nhiễm trùng, phù nề, nghẹt thở. Vậy nên, đối với trẻ dưới 2 tuổi cha mẹ nên lựa chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ, đồng thời chú ý các biểu hiện bất thường của trẻ. 

Dị vật trong mũi khiến trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Dị vật trong mũi khiến trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Những bệnh lý bất thường về cấu trúc mũi

Một số bệnh lý bất thường về cấu trúc trong xoang và dị tật mũi khiến trẻ bị nghẹt mũi như polyp mũi, lệch vách ngăn, hẹp vách ngăn mũi, khối u,… Những bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân bị nghẹt nghiêm trọng, do vậy nếu có bất kỳ nghi vấn nào khiến trẻ bị đau và nghẹt mũi, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở có chuyên môn để được khám và can thiệp kịp thời. 

Trẻ bị những bệnh lý bất thường về mũi

Trẻ bị những bệnh lý bất thường về mũi

Các bệnh lý về mũi cũng như các bệnh cảm cúm thông thường có thể khiến trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Do vậy, cha mẹ nên theo dõi tình trạng của trẻ, nên đặc biệt chú ý trẻ với những dấu hiệu bất thường như nghẹt mũi, đau, đau đầu, sốt,… Trong trường hợp, trẻ mắc các bệnh cảm cúm hoặc dị ứng thông thường, cha mẹ nên vệ sinh mũi trẻ thường xuyên giúp giảm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ. Nếu có các vấn đề bất thường như tình trạng viêm nặng hoặc các dị tật ở mũi, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên môn để được thăm khám kịp thời.

Xem thêm: Tại sao trẻ bị nghẹt mũi khi trời lạnh?

×
1800 59 99 77

Chat với chúng tôi