Trẻ sơ sinh bị sổ mũi khò khè kèm theo những triệu chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Điều này khiến cha mẹ lo lắng liệu con mình có đang gặp bệnh lý nào nguy hiểm hay không? Vậy những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sổ mũi khò khè ở trẻ là gì, bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn.
Do cơ quan hô hấp của trẻ còn non yếu, khả năng tự miễn dịch con chưa hoàn thiện nên các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp là tình trạng thường gặp ở trẻ mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Bên cạnh những biểu hiện thường gặp như nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, trẻ khò khè cũng là dấu hiệu đáng chú ý.
So với những triệu chứng thường gặp, trẻ thở khò khè và ho có mức độ nghiêm trọng hơn, không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt ăn uống, giấc ngủ. Trẻ sơ sinh bị sổ mũi khò khè còn có nguy cơ biến chứng đe dọa đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Phụ huynh có thể dựa vào những biểu hiện dưới đây để nhận biết trẻ bị sổ mũi khò khè:
Phần lớn những trẻ bị sổ mũi khò khè đều bắt nguồn từ những bệnh lý liên quan đến viêm đường hô hấp trên. Những bệnh lý thường gặp như:
Đây là tình trạng viêm nhiễm tại tiểu phế quản, các triệu chứng đi kèm như sốt nhẹ, sổ mũi, ho khò khè nhiều đờm và khó thở. Đối tượng thường gặp là nhóm trẻ từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi nên có diễn biến thường rất nhanh chóng. Do đó, khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu như trên bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện để tránh dẫn đến tình trạng trẻ thiếu oxy, cơ thể trẻ tím tái, trẻ chán ăn và bỏ bú, thậm chí nếu nặng hơn có thể dẫn đến nguy cơ biến chứng như viêm phổi, nguy hiểm như xẹp phổi nặng hơn nữa có thể gây suy hô hấp.
Trẻ thở khò khè và ho là 2 trong số những bệnh lý điển hình của bệnh hen phế quản. Khi bị bệnh này cơ quan phế quản của trẻ sẽ bị tình trạng viêm nhiễm, từ đó gây ra những cơn co thắt tại đường hô hấp bất thường khiến cho trẻ bị khó thở, thở nhanh kèm đau tức ngực, trẻ bị sổ mũi, ho khò khè đặc đờm. Ngày nay những nguyên nhân gây hen suyễn chưa được xác định rõ ràng, do đó các giải pháp được áp dụng hiện nay cũng chỉ mang tính chất điều trị tạm thời chứ không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh lý.
Viêm phổi xảy ra ở những trẻ có hệ miễn dịch yếu, giai đoạn đầu trẻ có những biểu hiện như ho húng hắng, sốt nhẹ, khụt khịt ở mũi, ăn uống không cảm thấy ngon miệng. Sau đó bệnh sẽ diễn biến nặng hơn khiến thân nhiệt trẻ tăng lên cao bất thường, trẻ ho dai dẳng kèm đờm, trẻ thở khò khè rút lõm lồng ngực, mặt trẻ tím tái. Nếu biến chứng nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp hoặc co giật đe dọa đến tính mạng.
Thời tiết chuyển mùa, không khí bị ô nhiễm do không khí bụi bẩn, khói xe, thuốc lá, đây là nguy cơ đe dọa đến hệ thống hô hấp của trẻ. Khi cửa ngõ của các cơ quan hô hấp tiếp xúc với các vật thể lạ như trên sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra histamin gây tích tụ dịch nhầy khiến trẻ bị sổ mũi, cổ họng đau rát vô cùng khó chịu.
Ngoài ra trẻ sơ sinh bị sổ mũi khò khè do trẻ bị viêm amidan, viêm họng hạt, viêm phế quản co thắt, đây là những bệnh phổ biến ở trẻ có sức đề kháng yếu. Mặc dù những bệnh này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ nhưng những triệu chứng đi kèm khiến trẻ mệt mỏi.
Trên đây là những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi khò khè. Những nguyên nhân này nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu để biến chứng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ.