Những điều cần biết về tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

14/12/2024 Tác giả: DK Pharma Chuyên gia tham vấn: Vũ An Phượng

Trong giai đoạn đầu đời của trẻ, nếu phương pháp chăm trẻ không tốt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con sau này. Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là một tình trạng khá phổ biến khi thời tiết chuyển mùa lạnh và khô, vậy nên mỗi cha mẹ cần biết được cách chăm sóc trẻ mỗi khi trẻ bị nghẹt mũi.

Tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

Tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

Khi thời tiết lạnh và khô, mũi của trẻ sẽ bị khô, lúc này niêm mạc mũi không còn lớp niêm dịch tự nhiên để ngăn vi rút và vi khuẩn, khiến vi khuẩn bám vào niêm mạc mũi họng của trẻ. Điều này khiến cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể trẻ hoạt động, các đại thực bào sẽ đến để ăn lấy vi rút, vi khuẩn, đồng thời kích thích các tế bào niêm mạc mũi họng tiết ra chất nhầy và trong chất dịch nhầy có chứa kháng thể và yếu tố miễn dịch của cơ thể. Nếu mật độ vi rút vi khuẩn càng cao thì dịch tiết ra càng nhiều khiến trẻ bị hắt xì hơi, chảy mũi trong và gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh.

Nói chung, một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nghẹt mũi như:

  • Do thời tiết thay đổi: thời tiết trở lạnh, hanh khô khiến niêm mạc mũi sưng lên và tiết nhiều dịch nhầy giúp giữ ẩm và ấm cho không khí đi vào cơ thể.
  • Môi trường sống thay đổi: như khi trẻ bắt đầu đi học hoặc tiếp xúc với các môi trường khác nhau rất dễ khiến trẻ bị ốm.
  • Trẻ bị nhiễm virus.
  • Trẻ bị viêm mũi dị ứng: khiến trẻ sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Do trong gia đình có người hút thuốc lá.
Mẹ vệ sinh mũi cho trẻ

Mẹ vệ sinh mũi cho trẻ

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

  • Trẻ hắt xì hơi.
  • Chảy mũi trong.
  • Khó ngủ – ngủ không sâu giấc.

Phương pháp điều trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh ngay tại nhà

Cha mẹ cũng không nên quá lo lắng đến tình trạng của trẻ, mà cần theo dõi và thực hiện các phương pháp dưới đây giúp giảm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ.

Vệ sinh mũi họng thường xuyên cho trẻ

Phương pháp này nhằm loại bỏ những chất nhầy và bụi bẩn có trong mũi trẻ, giúp trẻ thông thoáng đường thở. Nhìn chung có nhiều dụng cụ để vệ sinh mũi cho trẻ, tuy nhiên các bước thực hiện hầu như là như nhau. Cha mẹ có thể tham khảo các bước vệ sinh mũi trẻ dưới đây để thực hiện cho con mình:

  • Bước 1: Rửa tay và dụng cụ vệ sinh sạch sẽ. Mục đích của bước này giúp phòng tránh lây lan vi khuẩn từ tay hoặc dụng cụ hút vào mũi trẻ, từ đó hạn chế nguy cơ trẻ bị bệnh. 
  • Bước 2: Cho trẻ nằm ngửa thoải mái. Nếu trẻ lớn hơn cha mẹ nên bảo con thở bằng miệng để dễ vệ sinh mũi cho con hơn và con không bị khó chịu.
  • Bước 3: Nhỏ nước muối sinh lý hoặc dung dịch nhỏ mũi Lovie Baby Drops vào mỗi bên mũi của trẻ, cha mẹ nên day hai bên cánh mũi của trẻ.
  • Bước 4: Dùng dụng cụ hút mũi, hút dịch nhầy ra khỏi mũi trẻ. Làm lại khoảng 2-3 lần cho đến khi dịch mũi trong và trẻ dễ chịu hơn. Sau đó dụng cụ hút mũi nên được vệ sinh sạch sẽ để dùng cho lần tiếp theo. 
Mẹ rửa mũi cho trẻ

Mẹ rửa mũi cho trẻ

Xông hơi cho trẻ

Đây là phương pháp giúp trẻ hít được các hơi sương vào mũi khiến dịch nhầy trong mũi loãng hơn và dễ đưa ra ngoài hơn. Cha mẹ có thể xông hơi cho trẻ bằng cách khi trẻ bắt đầu đi tắm, cha mẹ mở vòi nước hoặc vòi hoa sen trước để hơi nước lan tỏa khắp phòng tắm sau đó đưa trẻ vào xông hơi khoảng 5 phút sau đó tắm cho trẻ ở nhiệt độ nước tắm phù hợp. 

Một phương pháp khác giúp làm lỏng dịch nhầy với cơ chế tương tự phương pháp xông hơi là dùng máy tạo độ ẩm phun sương mát, an toàn tiện lợi và giúp trẻ ngủ ngon hơn về đêm. 

Kê cao đầu cho trẻ ngủ để giảm nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh 

Đối với những trẻ lớn từ 2 tuổi, cha mẹ có thể dùng phương pháp này giúp trẻ dễ thở hơn khi ngủ nếu trẻ bị nghẹt mũi. 

Bổ sung đủ nước cho trẻ trong ngày

Điều này vô cùng quan trọng không chỉ tốt cho hệ hô hấp giúp trẻ giảm tình trạng nghẹt mũi mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể của trẻ. Khi trẻ uống đủ nước chất nhầy mũi sẽ loãng hơn và dễ dàng chảy xuống họng hoặc dễ đưa ra ngoài hơn. 

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Hầu như tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi sau vài ngày, nhưng nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế có chuyên môn để được khám và điều trị kịp thời:

  • Sốt trên 38,5 độ C.
  • Quấy khóc.
  • Khó thở, gắng sức thở từng hơi một.
  • Môi và mặt tím tái. 
  • Trẻ không chịu ăn, nôn trớ nhiều. 

Trên đây là những vấn đề cha mẹ cần lưu ý về tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh, từ đó có phương pháp chăm sóc trẻ hợp lý tránh các bệnh hô hấp sau này.

Xem thêm: Cách chữa nghẹt mũi nhanh chóng

×
1800 59 99 77

Chat với chúng tôi