Khi trẻ bị nghẹt mũi kéo dài đồng nghĩa với việc các mô ở mũi bị kích thích bởi một yếu tố nào đó. Các tác nhân này tạo ra phản ứng dây chuyền gây viêm, sưng tấy và sản sinh các chất nhầy khiến trẻ thở khó khăn hơn. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng nghẹt mũi ở trẻ có thể tiến triển xấu và gây ra các bệnh như viêm xoang, viêm mũi hoặc viêm tai giữa. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về nghẹt mũi cũng như những nguyên nhân khiến con mình khó chịu do nghẹt mũi.
Cấu tạo của mũi bao gồm hệ thống niêm mạc, mao mạch dày kết hợp với lớp lông mũi và cuốn mũi giúp ngăn cản những tác nhân như vi khuẩn, virus, bụi bẩn có thể xâm nhập vào cơ thể. Do vậy, khi có bất kỳ yếu tố kích thích nào, các mô ở mũi sẽ phản ứng lại bằng cách sưng lên, đồng thời tiết ra chất nhầy giúp ngăn chặn các tác nhân này. Điều này dẫn tới tình trạng nghẹt mũi và tình trạng này sẽ hết sau vài này. Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh mũi thường xuyên sẽ khiến trẻ bị nghẹt mũi kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ viêm mũi và các bệnh hô hấp khác.
Nếu trẻ bị nghẹt mũi, trẻ sẽ thấy khó chịu và có các biểu hiện sau:
Nghẹt mũi có thể gây ra các triệu chứng khác như:
Mũi có chức năng hô hấp cho cơ thể, vì vậy việc hít không khí vào có thể mang theo bụi bẩn, các hạt và các chất gây dị ứng. Cấu tạo của mũi chứa lông mũi và lông mao có nhiệm vụ bẫy những kẻ xâm nhập, khi chúng ta hắt hơi hoặc xì mũi là bạn đang đuổi những kẻ xâm nhập ra khỏi cơ thể của mình.
Đôi khi, lông mũi của bạn không thể bắt hết những tác nhân gây kích ứng, điều này khiến cuốn mũi bị viêm và sưng lên tiết ra dịch nhầy nhằm ngăn chặn những tác nhân này. Sau đó, hệ thống miễn dịch hoạt động, làm ngập mũi bằng các chất nhầy nhằm mục đích bao vây và cuốn những kẻ xâm nhập. Tình trạng này khiến bạn bị nghẹt mũi.
Nghẹt mũi thường xảy ra với các tình trạng như viêm mũi. Có hai loại viêm mũi là viêm mũi dị ứng và viêm mũi không dị ứng. Trong đó, viêm mũi dị ứng là dạng viêm mũi hay gặp nhất và các chất gây dị ứng phổ biến bao gồm:
Ngoài ra, trẻ có thể bị nghẹt mũi do mắc bệnh mà tác nhân là virus, vi khuẩn hoặc một số tác nhân gây bệnh như:
Từ các nguyên nhân trên, cha mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Từ đó, hạn chế được tình trạng trẻ bị ngạt mũi, để giải quyết tình trạng này bạn có thể thực hiện theo các biện pháp sau:
Cha mẹ nên lưu ý chăm sóc mũi trẻ vào những thời điểm chuyển mùa, đây là giai đoạn tiết trời khô hanh khiến mũi tiết ra nhiều dịch hơn bình thường để bảo vệ niêm mạc mũi cũng như giúp ngăn cản những tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể. Để hạn chế tình trạng tiết dịch quá mức dẫn đến trẻ bị nghẹt mũi kéo dài, cha mẹ nên sử dụng dung dịch nhỏ mũi Lovie có công dụng hỗ trợ làm ẩm, làm sạch mũi, đồng thời giảm tình trạng nghẹt mũi, sưng huyết mũi do cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi dị ứng.