Trẻ nhỏ hay bị nghẹt mũi do cảm cúm, cảm lạnh. Điều này có lẽ là nỗi thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh tại sao con mình rất hay bị nghẹt mũi mỗi khi trời lạnh hoặc vào thời gian có dịch cúm. Tình trạng này được hiểu rằng môi trường tiếp xúc của người lớn và trẻ nhỏ tuy là như nhau nhưng hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn yếu, vậy nên khả năng chống lại các yếu tố môi trường như thời tiết hay vi rút vi khuẩn kém. Do vậy trẻ mới hay bị ốm khi thời tiết chuyển mùa hoặc bắt đầu vào dịch cúm.
Cảm cúm là biểu hiện cơ thể bị nhiễm virus cúm, hay gặp chủng virus cúm A, B thường theo đợt dịch.
Cảm lạnh cũng là tình trạng cơ thể nhiễm virus nhưng là virus thông thường, có đến hàng trăm loại virus khác nhau nên trẻ rất hay bị cảm quanh năm đặc biệt vào mùa lạnh. Khi thời tiết khô và lạnh, đây là điều kiện thuận lợi để virus phát triển trong mũi trẻ, do thời tiết khô khiến dịch nhầy ở mũi trẻ bị khô từ đó không thể bắt các virus xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi.
Nhìn chung, biểu hiện của cảm cúm và cảm lạnh đều như nhau và có các biểu hiện như:
Đối với trẻ bị cúm trẻ thường có dấu hiệu điển hình như:
Còn đối với cảm lạnh thông thường hay có các biểu hiện như:
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ hay bị nghẹt mũi khi bị cảm cúm, cảm lạnh chủ yếu là do cấu trúc đường hô hấp và sự phát triển miễn dịch của trẻ còn yếu. Có 2 con đường giúp dẫn khí vào trong cơ thể là mũi và miệng, đây được coi là cửa ngõ giao thông không khí của cơ thể với môi trường bên ngoài.
Cấu trúc đường thở của trẻ có những đặc trưng như:
Chức năng hàng rào của niêm mạc mũi của trẻ nhỏ còn yếu do khả năng sát trùng với niêm dịch còn kém, dẫn tới trẻ dễ bị viêm nhiễm mũi họng.
Hầu họng trực tiếp nối với các khoang mũi, hầu họng trẻ em có những đặc điểm như:
Với cấu tạo như trên khiến chức năng bảo vệ khỏi virus vi khuẩn còn yếu khiến trẻ dễ bị cảm cúm cảm lạnh.
Hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ chưa phát triển ổn định, hệ tiêu hóa còn non nớt nên khi bị nhiễm virus vi khuẩn khả năng cơ thể chống lại mầm bệnh yếu, đặc biệt trẻ càng nhỏ càng dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy. Khi trẻ hấp thu kém có nguy cơ suy dinh dưỡng, miễn dịch càng yếu khiến trẻ mắc bệnh càng nhanh và dễ dàng.
Thời tiết và môi trường là yếu tố tác động rất quan trọng. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa khí hậu nóng ẩm, thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi với sự thay đổi đó. Nhất là vào mùa lạnh, không khí qua mũi không được làm ấm kịp thời dẫn tới đường hô hấp bị khô, niêm mạc tại đó sẽ xuất tiết dịch để bảo vệ. Với lớp màng bảo vệ kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn virus ở bên ngoài môi trường dễ dàng xâm nhập.
Bên cạnh đó, sự ô nhiễm không khí do sự phát triển công nghiệp hóa, khói bụi ngày càng dày đặc dẫn đến tỷ lệ mắc các bệnh viêm đường hô hấp ngày càng tăng.
Trên đây là một số nguyên nhân khiến trẻ nhỏ hay bị nghẹt mũi khi cảm cúm, cảm lạnh. Từ những nguyên nhân trên cha mẹ có thể phòng ngừa các bệnh đường hô hấp cho con bằng cách tăng cường miễn dịch cho trẻ, vệ sinh mũi họng thường xuyên và luôn giữ ấm cho con khi thời tiết chuyển mùa lạnh.
Xem thêm: Mẹo trị nghẹt mũi nhanh chóng cho trẻ