Trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi có nên đưa đi khám không?

14/12/2024 Tác giả: DK Pharma Chuyên gia tham vấn: Vũ An Phượng

Vào những thời điểm thời tiết giao mùa trẻ rất hay bị ốm, thông thường trẻ thường bị các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang, viêm mũi dị ứng khiến trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi. Điều này khiến cha mẹ không khỏi lo lắng về tình trạng của trẻ. Vậy khi nào cần đưa trẻ đi khám và những biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa sổ mũi ở trẻ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn. 

Trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi

Trẻ bị sổ mũi mãi không khỏi

Biện pháp phòng ngừa sổ mũi ở trẻ 

Trong trường hợp trẻ bị ho hắt hơi, sổ mũi do cảm lạnh thông thường do trẻ hít phải bụi bẩn, không khí trong nhà quá khô hanh hay thay đổi thời tiết mà trẻ vẫn có thể sinh hoạt và ăn uống nghỉ ngơi bình thường thì cha mẹ có thể tự chăm sóc con tại nhà mà không cần đi khám. Lúc này cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu cho trẻ, điều này khiến trẻ thoải mái và nhanh hồi phục hơn rất nhiều.

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm cho trẻ giúp trẻ thoải mái và lưu thông đường thở. Tắm nước ấm cho trẻ có thể kích thích khả năng lưu thông máu ở đường hô hấp, qua đó giúp làm dịu và làm sạch các chất nhầy trong mũi trẻ. Khi tắm cho trẻ, cha mẹ nên lưu ý chọn những nơi kín gió để tránh trẻ bị nhiễm lạnh khiến tình trạng càng trầm trọng hơn. 

Ngoài ra, trước khi chuẩn bị nước tắm cha mẹ có thể nhỏ thêm một chút tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu tràm trà để giữ ấm cơ thể cho trẻ. Điều này có thể áp dụng được cả cho trẻ sơ sinh bị ho, hắt hơi, sổ mũi. 

Trẻ sổ mũi lâu ngày không khỏi

Cho trẻ tắm nước ấm

Vệ sinh mũi trẻ bằng dung dịch vệ sinh mũi thường xuyên 

Khi trẻ có biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi nhiều lần mẹ nên nhỏ mũi cho trẻ từ 4-6 lần trong ngày bằng nước muối sinh lý hoặc xịt mũi cho trẻ bằng dung dịch xịt mũi Lovie Baby Rinse. Phương pháp này giúp đường mũi của trẻ được sát khuẩn, thông thoáng đường thở, từ đó trẻ sẽ thở tốt hơn. 

Ngoài ra, nhằm phòng ngừa các bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ, cha mẹ nên vệ sinh mũi trẻ thường xuyên bằng dung dịch xịt mũi Lovie Baby Rinse giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm, tái tạo niêm mạc mũi bị tổn hại. 

Rửa mũi thường xuyên cho trẻ

Rửa mũi thường xuyên cho trẻ

Bổ sung đủ nước cho trẻ 

Bổ sung thêm nước cho trẻ đặc biệt là nước ấm giúp thông thoáng đường thở của trẻ, ngoài ra trẻ sẽ không bị mất nước nếu trẻ có các biểu hiện nôn trớ khi ho. 

Cha mẹ nên cho con uống nước ấm hoặc bổ sung dung dịch điện giải nếu trẻ nôn nhiều hoặc tiêu chảy. 

Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí

Khi trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi khiến niêm mạc mũi của trẻ rất dễ bị tổn thương, vậy nên sử dụng máy tạo độ ẩm không khí giúp làm dịu niêm mạc mũi, tránh tình trạng kích ứng quá mức. 

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ 

Có rất nhiều sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ trên thị trường, cha mẹ nên bổ sung các sản phẩm tăng sức đề kháng có uy tín được chứng nhận phù hợp,an toàn với lứa tuổi của trẻ. 

Trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu trẻ bị ho, sổ mũi kèm theo những dấu hiệu sau đây, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám kịp thời:

  • Trẻ khó thở, xuất hiện những cơn ngưng thở khi ngủ. 
  • Trẻ bị sốt cao trên 39 độ, liên tục không hạ sốt.
  • Trẻ có dấu hiệu bị mất nước như môi khô, mắt thũng, mệt  mỏi. 
  • Trẻ có biểu hiện đau tai và có dịch rỉ ra.
  • Trẻ ho dai dẳng lâu ngày không khỏi. 
  • Trẻ bỏ bú hoặc không chịu ăn. 
  • Trẻ bị nôn mửa và mất nước nhiều.
  • Trẻ mệt mỏi bất thường hoặc ngất hôn mê. 

Khi con có những triệu chứng nguy hiểm như trên, cha mẹ không nên tự mua thuốc điều trị cho con. Cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên môn để được chẩn đoán và thăm khám, điều trị kịp thời. 

Bác sĩ khám mũi cho trẻ

Bác sĩ khám mũi cho trẻ

Qua bài viết trên, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp hữu ích giúp phòng ngừa và điều trị trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi tại  nhà. Tuy nhiên nếu trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm như trên, cha mẹ cũng nên lưu ý và đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức. 

Xem thêm: Khi trẻ bị sổ mũi cha mẹ cần xử lý như thế nào?

×
1800 59 99 77

Chat với chúng tôi